Truyền thuyết về các loài hoa!

External links - Jquery Thượng đế đã ban cho loài người chúng ta hàng triệu bông hoa tươi thắm khoe hương, khoe sắc tô điểm cho cuộc đời thêm tươi thêm đẹp. Trong hàng triệu những bông hoa đó, hoa lan được người ta ưa chuộng hơn cả và xếp vào loài hoa vương giả bởi vì những đặc điểm của bông hoa xinh đẹp lạ lùng kỳ diệu này. Từ khi còn rất nhở tôi đã yêu hoa lan, tình yêu mà tôi dành cho nó lớn hơn bất kì loài hoa nào. Tôi yêu Hoa lan không phải chỉ vì nó đẹp, nó lộng lẫy mà tôi yêu Hoa lan còn bởi vì...

Bạn có yêu hoa Lan??? nếu yêu hãy đếm 1,2,3... ...mở ra

Nghệ Thuật sống cao đẹp giữa đời thường

External links - Jquery Những vết cắn nhẹ nhàng, âu yếm của chàng vào dái tai, cổ, đùi trong, ngực và mông khiến nàng ngây ngất. Nàng sẽ nhanh chóng nhận được thông điêp rằng chàng đang rất khao khát và muốn chiếm đoạt nàng ngay tại trận...

Ôi không phải vậy đâu...? GO HERE AND READ WHY :)

Nếu bạn yêu sức khỏe của mình?

External links - Jquery Lấy 10 con Cá Trạch bỏ đầu đuôi, làm sạch phơi khô. Đốt thành than rồi tán bột, lá sen tươi phơi khô tán bột. Hai thứ lượng bằng nhau, trộn đều,trộn đều rồi thì...

Có phải ai đó đang dạy ta nấu ăn không...??? Chắc không đâu ai mà nấu như vậy...xem tiếp coi... :)

Dành cho những người lãng mạn?

External links - Jquery Tôi đã gặp em từ bao giờ... Kể từ nguyệt bạch xuống đêm khuya... ...Kể từ gió thổi trong vừng tóc... Hay lúc thu về cánh nhạn kia?.... Có phải em mang trên áo bay... Hai phần gió thổi một phần mây... Hay là em gói mây trong áo.... Rồi thở cho làn áo trắng bay?... Có phải mùa xuân sắp sửa về....

hình như đó là câu thơ của Chế Lan Viên... í lộn rồi hình như của...???? mở ra xem nào :)

Trắc nghiệm cho cuộc sống vui hơn

External links - Jquery Nếu bạn và người yêu tạm thời phải xa cách nhau, bạn cho rằng xa mặt thì cách lòng, và theo bạn, thường những mối tình kiểu này sẽ không mấy bền vững. Hay bạn là người không coi trọng về khoảng cách, điều bạn cần đó là sự rung động của hai con tim...bạn thực sự băn khoăn không biết tương lai "mối tình xa" của bạn sẽ thế nào...? Đọc tiếp:)

Dành cho những dân IT mới vào nghề

Thumbnail image that says sleek button using photoshop that links to a Photoshop tutoril. Tôi vừa mới mua một cái máy vi tính, bố mẹ tôi bỗng nhiên nối mạng Internet cho tôi chưa biết phải làm gì với nó? Thì mấy đứa bạn mách lẻo rằng làm blog đi vui lắm đấy. Tôi thực sự bối rối làm blog đâu phải dễ... tôi có biết gì đâu nà. Ấy thế mà....

hai tháng sau bỗng nhiên có người nói nhỏ với tôi mày đúng là blogger chuyên nghiệp mày giỏi thật...

Tôi chỉ cười thầm vì tôi biết thủ thuật nằm ở đâu rồi...! bạn bí mật mở coi đi đừng chỉ cho ai nha nhớ đấy...???

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2009

Giới thiệu họ hoa Lan

Thượng đế đã ban cho loài người chúng ta hàng triệu bông hoa tươi thắm khoe hương, khoe sắc tô điểm cho cuộc đời thêm tươi thêm đẹp. Trong hàng triệu những bông hoa đó, hoa lan được người ta ưa chuộng hơn cả và xếp vào loài hoa vương giả bởi vì những đặc điểm của bông hoa xinh đẹp lạ lùng kỳ diệu này.

Thông thường mỗi khi thưởng ngoạn những đóa hoa người ta chú ý đến: mầu sắc, hình dáng, hương thơm của bông hoa và sau hết là thân cây và lá. Người Tây phương nói chung để ý nhiều về bề ngoài cho nên mầu sắc, hình dáng là chính. Nhưng người Đông phương chúng ta lại chú trọng về nội tâm cho nên Hương bao giờ cũng đi trước chữ Sắc sau đó mới tới Dáng và sau cùng lại thêm chữ Vận nói lên tình cảm nội tại giữa người và hoa. Trong phạm vi bài này tôi chỉ xin trình bầy về đặc điểm thứ nhất của hoa lan.

Trước năm 1975, vào những buổi sáng mùa xuân, khách bộ hành khi đi qua con đường Duy Tân cây dài bóng mát, công viên Gia Long đầy rẫy những cây sao, tàn cao sừng sững, hoặc con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm cây xanh rợp bóng, thường thấy hương thơm như mùi trầm, mùi quế phảng phất đâu đây. Đó là huơng thơm của những chùm hoa Rhynchostylis gigantea trắng lấm tấm tím, đỏ mọc trên những hàng cây me, cây dầu, cây. sao mà giới bình dân ở Saigon đã đặt cho một cái tên chẳng thanh tao chút nào: lan me, lan đuôi chồn mà quên hẳn cái tên đẹp đẽ và văn vẻ là Ngọc Điểm đã có từ xưa.

Lan Ngọc Điểm

(Rhynchostylis gigantea)

Cymbidium (Địa Lan)



Người Trung Hoa đã biết đến hoa lan từ lâu và tiếng Lan của chúng ta đã từ chữ Hán mà ra, cũng như người Nhật đã gọi là Ran vậy. Ngày xưa, đức Khổng Phu Tử (551 - 479 trước CN) đã chu du khắp thiên hạ, trên đường từ nước Vệ trở về nước Lỗ qua một vùng núi rừng thâm u thấy có hương thơm ngào ngạt, tìm ra mới biết có nhiều hoa lan trong đám cỏ dại nên đã than rằng:

Lan vi vương giả hương

Kim nải dữ chúng thảo ngu

Xin tạm dịch: Lan có mùi thơm vương giả mà lại phải mọc cùng đám cỏ dại. Nếu không có hương thơm, đức Khổng tử khó lòng tìm ra được khóm lan mọc lẫn trong đám cỏ, bởi vì vào thời đó người Trung hoa chỉ mới biết đến lan qua giống điạ lan Cymbidium ensifolium chúng ta gọi là Thanh Ngọc. Trong sách Gia Ngữ người Trung Hoa cũng nói đến hương lan như sau

Dữ thiên nhân cư, như nhập lan chi thất.

Xin tạm dịch: Vào nhà có hương lan như được thơm lây vì ở gần bậc hiền nhân. Rồi những câu: Nhất bồn tại thất, mãn ốc giai hương tức là một chậu trong nhà, hương thơm tỏa khắp phòng. Hữu sạ tự nhiên hương, hà tất đương phong lập, tạm dịch: có hương thơm sẽ tự nhiên tỏa ra cần gì phải có gió mới đưa mùi thơm tới.

Trong truyện Vang bóng một thời, nhà văn Nguyễn Tuân đã tả cảnh các cụ đã lấy kẹo mạch nha quấn ngoài viên đá cuội, đặt dưới gốc cây lan và dùng lồng bàn bằng giấy chụp lên chậu hoa lan để ướp hương lan vào kẹo, nhưng không hiểu vì sao tác giả lại đặt tên là Hương cuội. Gần gũi với chúng ta hơn là câu: Hữu sắc vô hương tỏ ý chê bai một bông hoa chỉ có sắc mà không có hương hay theo nghĩa bóng là một người đàn bà chỉ đẹp người mà không đẹp nết, quá chú trọng về son phấn mà quên hẳn 3 chữ Công, Ngôn và Hạnh. Stéphane Mallarmé của Tây Phương cũng có câu tương tự:

Without charm there can be no fine literature

As there can be no perfect flower without fragrance.

Xin tạm dịch nếu không có sức thu hút quyến rũ sẽ không có nền văn học tốt đẹp, cũng như bông hoa sẽ không toàn hảo nếu thiếu hương thơm.

Thực vậy hương thơm là một phần quan trọng trong đời sống của chúng ta. Lan lại là một thứ hoa cung cấp cho chúng ta rất nhiều hương thơm. Bắt đầu từ cây Vanila planifolia huơng thơm dịu ngọt được dùng trong kỹ nghệ sản xuất bánh kẹo. Nếu không có mùi thơm này làm sao át được mùi tanh tanh của trứng và mùi gây nồng của bơ. Hương thơm của giống lan Cattleya, Vanda và nhiều giống khác cũng đựơc các nhà chế tạo nước hoa biến chế và giữ kín công thức cho những chai nước hoa đắt giá làm tăng vẻ quý phái của các bà, các cô. Hương lan có đủ mùi từ thoang thoảng, dịu ngọt như chocolat, thơm mùi hoa quả chanh cam, đào táo, cho đến mùi thơm gia vị như dừa, như xả, thơm hắc như trầm như quế v.v…

Có một điều ngạc nhiên là trong danh mục hoa lan có hương thơm (Fragrant orchids) người Âu châu lại liệt kê cả những cây Bulbophyllum virescens, Bulbophyllum careyanum có mùi thịt thiu, thối nồng nặc, cây Bulbophyllum crasipes, Dendrobium fimbriatum có mùi chua chua, Liparis reflexa như mùi nước tiểu. Trong tự điển có nhiều chữ để chỉ mùi hương như: Fragrance, Scent, Smell, Odor nhưng không phân biệt rõ ràng. Khi mua lan theo danh mục (catalogue) cuả vườn lan, họ thường dùng chung là fragrance, dù là thơm ngọt ngào hay quá nồng nặc. Tuy nhiên theo thiển ý chữ Odor không thể dùng để tả hương thơm được.

Một vài cây lan mang những chữ sau đây đều cho ta biết là có hương thơm như:

odorata, hay odoratissimum,

aromatica, aromaticum

fragantissimum hoặc xác định rõ hơn như:

citrina thơm như mùi chanh.

graveolens mùi thơm hơi nồng

meliosma có mùi thơm như mật

suaveolens nghĩa là có mùi thơm

Nhưng chớ có mua những cây có chữ: foetida hay stapeliflora mang mùi thiu thối.

Bởi vì sự khác biệt quan niệm về hương và sắc trong giới thưởng ngoạn hoa lan trên thế giới, cho nên từ trước đến nay người ta chỉ chấm điểm hoa lan về hình dáng, mầu sắc và kích thuớc mà thôi. Mãi cho tới tháng 2/1989 tại Hội hoa lan quốc tế tổ chức tại Tokyo, theo lời đề nghị của ông Trưởng ban tổ chức Yoshiharu Fukuhara, lần đầu tiên trên thế giới mới chấm giải về hương thơm của hoa lan.

Sở dĩ có giải này vì đa số người Nhật đều yêu chuộng hoa lan có hương thơm và giải này chia ra làm hai lọại: To-Yo-Ran là những loại lan đất Cymbidium và Yo Ran gồm tất cả những loại lan khác. Ban giám khảo là những tay kỳ cựu trong giới thưởng ngoạn và những chuyên gia về nước hoa và mỹ phẩm. Các cây hoa dự giải được đặt trong lồng kính nhỏ để giữ hương thơm và chỉ mở nắp khi giám khảo chấm mà thôi. Gần đây trong các hội Hoa lan tại New York và ngay tại Hội hoa lan tại South Coast Plaza cũng có giải về hương thơm do Georgia Shoemaker tặng. Tôi đã 2 lần đoạt giải với cây Dendrobium speciosum của Úc với 18 dò hoa và mỗi dò dài chừng 50 phân mang theo 60-70 bông hoa mầu trắng hương thơm ngào ngạt. Thực ra cách chấm theo kiểu đơn giản, dạo bước xem hoa này không công bằng với những loại dạ hương chỉ tỏa mùi thơm vào ban đêm như Brassavola nodosa hay những loại Angreacums của Phi châu chẳng hạn.
Dendrobium speciosum var speciosum
Tại sao hoa lại có hương thơm, bởi vì bản năng sinh tồn cho nên nhiều loài hoa thường tỏa hương để thu hút những lọai côn trùng như ong, bướm, ruồi, muỗi tìm đến hút mật, lấy phấn và vô tình giúp cho việc cấy nhị, kết trái. Không phải bất cứ lúc nào hoa cũng tỏa hương thơm, cây lan Angraecum sesquipedale và những cây cùng loại đều có những vòi hoa rất dài, cho nên chỉ tỏa hương vào ban đêm để cho một loài bướm đêm đặc biệt đến hút mật và giúp cho việc truyền giống bằng cách đưa phấn hoa vào tận trong cùng. Lan Brassavola nodosa đã được tặng danh hiệu Lady of the night, bởi vì nếu không có hương thơm làm sao ta biết có giai nhân trong bóng đêm được. Đa số hoa lan thường tỏa hương thơm vào khỏang 9-10 giờ sáng, khi có ánh nắng và nhiệt độ bắt đầu ấm áp. Từ 11-12 giờ trưa hương thơm được nhận rõ hơn và từ 2-3 giờ chiều trở đi hương thơm bắt đầu nhạt dần. Hoa mới nở hương thơm đậm đà hơn hoa đã gần tàn.

Tuy nhiên có vài thứ lan có hương thơm suốt ngày. Ngoài ra khứu giác mỗi người một khác nhau. Cùng một bông hoa mà có người thấy thơm, có người không ngửi thấy gì cả. Hoặc người này thấy thơm như mùi đào, người khác cho là mùi ổi, hoặc người này cho là thơm hắc, người kia chê là hôi. Thêm vào đó lại có chuyện về thổ nhưỡng và nguồn gốc cho nên cây địa lan Cymbidium goeringii ở Nhật không có hương thơm như cây mọc ở Trung hoa.

Để chúng ta có một bộ sưu tập hoa lan nho nhỏ có hương thơm, tôi xin đề nghị một số cây lan theo kinh nghiệm và những năm sưu tầm, nghiên cứu như sau, nhưng rất tiếc tôi không được thính mũi cho lắm nên không thể diễn tả được hết các mùi thơm.

Số lan có hương thơm rất nhiều, trên đây chỉ là một số tượng trưng các cây thuộc loại còn nguyên giống. Chúng ta cũng nên biết thêm rằng hương lan có đặc tính di truyền, cho nên khi đã được ghép giống, các cây lai đời sau phần đông sẽ có hương thơm thừa hưởng của cây cha hoặc cây mẹ.

Tôi cũng xin ghi một vài cây ghép giống, hương thơm ngào ngạt như sau:

- Cattleya Irene Finney, Cattleya Dubiosa và hầu hết các loại có 1 lá thường thơm hơn loại 2 lá. Phần đông các loại Cattleya có hoa mầu trắng, hồng và tím đều thơm. Loại có hoa mầu đỏ, mầu vàng và mầu xanh lơ ít khi thơm.

- Cymbidium Golden Elk Sundust hoa tuyền một mầu vàng thơm ngát

- Cym. Meglee Miss Taipei mầu hồng,

- Cym. FiFi Harry, dò hoa dài trên một thước mang theo từ 20 đến 50 hoa mầu xanh nhạt. Chậu cây tôi trồng, hình kèm theo đây vào tháng 4 năm 1997 ra 13 dò vớiø 634 hoa, mùi thơm tỏa khắp vườn sau.

- Cym Glady Whitesell the Charmer hoa mầu trắng ngà nhiều hoa và rất thơm đã đoạt rất nhiều giải thưởng quốc tế, quốc nội.

Đa số các cây lan Dendrobium của Úc ghép giống từ các cây Den. falcorostrum, Den. speciosum, Den. delicatum như: Den. Aussie Bounty, Den. Essy Bank, Den. Hilda Poxon v.v đều thơm ngát.

- Oncidium Sherrybaby hoa mầu nâu, mùi thơm như ca cao và còn rất nhiều không sao kể xiết

Việt Nam, quê hương của chúng ta ở vào một địa thế khá tốt đẹp. Biển cả chạy dài theo phía Đông cung cấp những làn gió trong lành mát mẻ. Núi cao, rừng rậm trùng điệp từ Bắc tới Nam. Thời tiết bốn muà thay đổi, mùa nắng mưa nhiều, độ ẩm rất cao, mùa lạnh mưa ít. Đó là những điều kịên thích hợp cho loài hoa vương giả này.

Trong các khu rừng núi từ Cao Bằng, Lạng sơn, Sơn La, Lai châu, Chapa, Hoàng liên sơn, Ba vì, Tam đảo, Hà nam, Ninh bình, Thanh hóa, Nghệ an, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Đà nẵng, Kontum, Pleiku, Ban Mê thuột, Qui Nhơn, Nha trang Phan rang, Phan Thiết, Krong Pha, Lâm đồng, Đà lạt, Bảo lộc, Di linh, Bà Rá, Đồng nai, Biên hòa, Bà rịa, Phú quốc v.v... đâu đâu cùng có hoa lan.

Tiền nhân của chúng ta chỉ phân chia lan ra làm 3 loại:

Địa lan, mọc dươi đất hay trên hốc núi.

Phong lan bám trên các cành cây.

Thạch lan mọc trên kẽ đá

Tên cây lan, thường dùng danh từ Hán học đặt những tên thanh nhã, mỹ miều theo hình dáng hoặc mầu sắc như: Tiên hài, Dã hạc, Bạch ngọc, Nhất điểm hồng v.v... Giới bình dân cũng đặt những tên nôm na như: Đuôi chồn, Đuôi cáo, Vẩy cá, Củ chuối v.v... Rất nhiều cây chưa có tên Việt, hoăc có người đã đặt nhưng tên không được thống nhất, như cây Paphiopedilum delenatii có nhiều tên:Nữ hài hồng, Vệ hài đỏ, Tiên hài bạch hồng v.v...

Việc tìm kiếm lan rừng của tiền nhân chúng ta không thấy sách vở nào ghi chép, nhưng các người ngoại quốc đến Việt nam sưu tầm hoa lan đều có viết sách họăc tường trình công việc của mình. Người đầu tiên là một nhà truyền giáo Bồ đào nha, Joannis de Loureiro đã đến Nam kỳ vào năm 1743. Ông ta sống tại đây 36 năm rồi trở về Lisboa năm 1782 và ấn hành cuốn Cây cỏ tại Nam kỳ vaò năm 1790. Trong tài liệu quan trọng này có ghi những loại lan Aerides (Giáng Xuân hay giáng hương) và Thrixspermum (Mao tử) Bộ sưu tập hoa lan của ông, một phần nhỏ được gửi tới Viện bảo tàng Anh quốc, phần lớn còn lại đã bị vua Nã phá Luân (Napoleon) chiếm đoạt mang về Paris vào năm 1808.

Năm 1821-1822 nhà giải phẫu và thiên nhiên học George Finlayson đã đi Thái Lan và Huế có mang về Pháp một số lan trong đó có cây Cymbidium finlaysonianum. Ông ta đã dùng tên mình để đặt tên cho cây này.

Năm 1837 nhà thảo mộc học người Pháp Gaudichaud Beaupré đã đến Đà nẵng và mang về thảo mộc viên Paris một số cây lan.

Năm 1864 J.B. L. Pierre, Giám đốc thảo cầm viên Saigon đã đi khắp Nam kỳ Căm bốt, Thái lan để sưu tầm hoa lan và khi hưu trí vào năm 1877 ông mang về Paris, sau này Gagnepain đã nhận dạng và công bố trên cuốn Flore générale.

Từ năm 1880 cho đến năm 1930 có rất nhiều hoa lan được gửi ra ngoại quốc và khoảng 25 bộ sưu tập của các nhân viên người Pháp mang về thảo mộc viện Paris, trong đó Eugène Poilane là người đã đi nhiều nơi và sưu tầm được khá nhiều.

Năm 1918 Boden Kloss đã đến Dalat sưu tầm hoa lan và mang về viện bảo tàng Anh quốc và sau này được Ridley nghiên cứu vaò năm I921. Thời gian này, các nhà thương mại cũng đổ sô vào Đông Nam Á châu để mua lan, nổi danh nhất là Micholitz. Ông giúp việc cho Sander là người vào năm 1927 đã ấn hành cuốn chỉ dẫn về hoa lan và năm 1946 lại ra danh mục những hoa lan đã được ghép loại, ghép giống. Vào năm 1855, tại Luân đôn giá bán một cây lan Aerides, Giáng hương là 89 đồng Anh kim, khoảng 200 Mỹ kim. Giá bán một cây Vanda năm 1885 là 180 Anh kim, khoảng 450 Mỹ kim. Chúng ta cũng nên biết là hiện nay những cây lan này giá chỉ 40-50 Mỹ kim, mà giá trị của đồng Mỹ kim bây giờ kém xa khi trước rất nhiều.

Những sưu tập hoa lan mang về Paris đã được Finet, Gagnepain, và Guillaumin nghiên cứu. Năm 1910 Finet phổ biến tài liệu về hoa lan của Việt nam theo bộ sưu tập cuả Eberhart. Tài liệu này rất có giá trị vì đầy đủ chi tiết và hình vẽ.

Gagnepain tiếp tục công việc nghiên cứu của Finet. Từ 1929-1934, trong 17 tài liệu ngắn ông đã mô tả những giống lan mới tại Đông đương.

Guillaumin đã nghiên cứu về lan Vệ hài Paphiopedilum tại Đông đương và đăng trên Flore Générale de l'Indochine. Năm 1934 ông đã cộng tác với Gagnepain đưa ra tài liệu về hoa lan gồm 96 loại và 485 giống. Sau đó hai ông tiếp tục nghiên cứu những sưu tập do Poilane và các nhà sưu tầm tài tử mang về.

Năm 1966, Tixier phụ tá của Guillaumin ấn hành một cuốn sách về phong lan tại phía nam giẫy trường sơn trong đó nói rõ về thời tiết cũng như địa chất.

Năm 1972 giáo sư Phạm hoàng Hộ trong cuốn Cây cỏ Việt nam có kể ra chừng 300 giống lan.

Sau 1975 các nhà khảo cứu Việtnam, Nga sô, Tiệp khắc bắt đầu tìm kiếm và nghiên cứu về những giống lan tại Việt nam.

Năm 1992 giáo sư Gunnar Seidenfaden người Đan mạch đã ấn hành cuốn Hoa lan tại Đông Dương gồm chừng 200 loại và 2000 giống, trong đó chừng 136 loại và 720 giống của Việt Nam. Giáo sư Seidenfaden ghi rõ sách vở tra cứu, hình vẽ rất đẹp, nhưng có nhiều cây không được mô tả rõ ràng, địa danh phần ghi theo tiếng Pháp, phần vì tác giả không am tường Việt ngữ cho nên Cúc phương thành Coc phuong, Núi Chứa chan thành Mi Chuachan, nhưng nếu người đọc có đôi chút hiểu biết về địa dư Việt nam cũng sẽ đoán biết được.

Năm 1993 giáo sư Phạm Hoàng Hộ tái bản lại bộ Cây cỏ Việt nam, trong quyển III, tập 2 cũng có một số lan tuy ít hơn nhưng không khác với Gunnar Seidenfaden là bao nhiêu. Giáo sư Hộ ghi rõ tên khoa học, tên Việt, địa điểm tìm thấy lan cũng như mô tả về cây, về hoa, kèm theo hình vẽ và giải thích tuy sơ sài nhưng cũng giúp người đọc hình dung ra được cây lan. Tuy nhiên có một vài giống lan đã có mặt tại Việt nam chừng vài chục năm nhưng không thể coi như là lan cuả Việt nam được, chẳng hạn như cây Cattleya xuất xứ từ Trung Mỹ hay cây Dendrobium phalaenopsis cuả Úc.

Theo các tàì liệu khảo cứu từ trước và những công bố mới nhất, Việt Nam có chừng 140 lọai và 730 giống. Sở dĩ chúng tôi phải dùng chữ chừng ở đây vì thực sự không ai nhìn thấy tận mắt tất cả những cây lan này. Chúng tôi tuy đã sưu tầm và nuôi hoa lan trên ba chục năm nhưng cũng chỉ thấy khoảng chừng 300 giống. Vì vậy trong số này có những cây chỉ còn tìm thấy trên sách vở hoặc trong các bộ sưu tập ép khô của các bảo tàng viện phần lớn tại Âu châu. Có lẽ những giống này đã bị hủy diệt trong các trận mưa bom, khai quang hoặc vì tệ nạn đốt rừng làm rẫy, hoặc hãy còn ở chốn thâm sơn cùng cốc nên chưa tìm lại được. Ngoài ra còn có những cây của các nước láng giềng nhưng lại lầm tưởng là cây mọc tại Việt nam. Chúng ta cũng nên biết là việc sưu tầm, khảo cứu, đặt tên, xếp loại, xếp giống các cây lan rất phức tạp. Việc này căn cứ vào các đặc tính của cây, của hoa và cách sinh trưởng cho nên nhiều nhà thực vật học vẫn chưa tìm được điểm tương đồng cho nên có cây lan đang mang tên này, bỗng dưng được đổi sang tên khác hoặc loại khác như trường hợp cây lan Aerides flabellata, năm 1986, giáo sư Eric A. Christenson đổi thành Vanda flabellta, đến năm 1993 giáo sư Jiri Haagar lại đổi cả loại lẫn tên thành Christensonia vietnamica bởi vì cây lan tìm thấy ở Khánh hòa có phần khác biệt với những cây tìm được ở Lào.

Gần đây giáo sư: Leonid V. Averyanov, người Nga và các giaó sư guyễn tiến Hiệp, Phan kế Lộc, Dzương đức Huyến đã lần lượt công bố trên nguyệt san Orchids của Hội Hoa lan Hoa Kỳ về những khám phá mới lạï. Cuộc tìm kiếm các giống lan hiếm quý này đã được Hội Hoa lan Hoa Kỳ, American Orchids Society bảo trợ và một phần do trợ cấp của Hội Địa dư Quốc Gia Hoa kỳ, National Geographic Society.

Tháng 10-1996 giáo sư Averyanov và các giáo sư cộng sự viên cho biết họ đã tìm được tại Cao Bằng một cây nữ hài mới lạ chưa từng có trên thế giới và giáo sư Averyanov đã dùng tên vợ ông là Helen để đặt tên cho cây nữ hài đặc biệt này. Ngoài ra họ cũng tìm được những cây dưới đây:

Bulbophyllum purpureifolium

Cheirostylis eglandulosa

Gastrochillus minutiflorus

Phaius mishenensis var. tonkinensis

Liparis conopea

Tháng 12-96 các giáo sư kể trên lại công bố về cây Paphiopedilum delenatii. Cây lan nữ hài này là một đặc sản của Việt nam đã một thời vang danh trên thế giới. Vào năm 1913 một sỹ quan người Pháp đã tìm thấy cây lan này ở miền thượng du Bắc Việt và mang về Pháp giao cho Delenat người coi vườn của lâu đài St Germaine en Laye gần St Cloud chăm sóc. Năm 1922 Poilane cũng tìm thấy cây nữ hài này ở Nhatrang. Năm 1924 khi mô tả những giống lan tại Việt nam, André Guillaumain đã dùng tên ông Delenat để đặt tên cho cây lan này. Từ năm 1922 cho đến 70 năm sau, cây lan Paphiopedilum delenatii đã tuyệt tích tại núi rừng Việt nam, trong khi đó một vài vườn cây tại Pháp đã cấy được hạt, gây được giống cho nên độc chiếm thị trường thế giới. Năm 1992 bỗng nhiên một số lớn cây lan hài này xuất hiện tại chợ đen ở Hong Kong, rồi từ đó xuất cảng sang Nhật bản, Hoa Kỳ, Pháp và Đức. Nhiều nhà vườn Nhật, Mỹ đã bị phạt vạ khá nặng vì vi phạm quy ước bảo vệ các giống hiếm quý CITES, Convention on International Trade in Endangered Species. Người ta được biết rằng vào năm 1990-1991 cây nữ hài Delenatii được một số nhà buôn lan tại Đà lạt gửi đi Đài loan làm mẫu sau đó khoảng chừng 6 tấn lan đủ loại đã được xuất cảng làm nhiều chuyến. Họ mua lại của những người vào rừng tìm kiếm với giá từ 1 đến 3 mỹ kim một ký lô (khoảng 200 cây) giá xuất cảng không rõ là bao nhiêu nhưng các vườn lan ngọai quốc mua lại với giá 4-5$ một nhánh và bán ra từ 30-40$. Do sự can thiệp của Hiệp hội bảo vệ các giống hiếm quý, nhà cầm quyền Việt nam đã cấm xuất cảng giống lan này từ năm 1995, nhưng các cây lan vẫn được ngụy trang xuất cảng dưới dạng dược thảo. Các giáo sư kể trên cũng cho biết họ đã tìm thấy cây lan Delenatii dọc theo con sông Liêng Lý thuộc tỉnh Khánh hòa cách thành phố Nha Trang chừng 50 cây số và trên cao độ từ 800-1200 m của dẫy núi Bì Đúp thuộc ranh giới tỉnh Lâm đồng và Khánh Hòa có nhiều cây lan hiếm quý này.

Tháng 2-1997 lại bá cáo về cây nữ hài Paphiopedilum malipoense, trước đây là một đặc sản của Trung hoa, do K. M. Feng tìm thấy năm 1947 tại Malipo thuộc miền nam tỉnh Vân nam, Trung quốc. Cây lan này có đặc điểm, hoa mầu xanh như ngọc thạch, dò hoa cao 40-50 phân, hương thơm nhất trong nhóm nữ hài. Vào năm 1988-1989 một số lớn cây lan Paphiopedilum malipoense xuất hiện tại thị trường Hong Kong, người ta nghi ngờ rằng những cây này không phải xuất cảng từ Trung hoa mà là từ Việt nam. Trong cuộc tìm kiếm các giáo sư kể trên đã tìm thấy cây lan malipoense tại làng Cần tý, tỉnh Hà giang gần biên giới Trung hoa cách Malipo chừng 22 km, sau đó họ cũng tìm thấy ở Hoà Bình và Tuyên Quang.

Tháng 4-1997 bá cáo về cây tiên hài Paphiopedilum hirsutissimum, cây Túc thiệt Podochilus cultratus và cây Tục đoạn Pholidota roseans. Cây tiên hài hirsutissimum mọc từ Ấn độ, Miến điện, Trung Hoa, Lào và Việt nam. Các tỉnh Cao bằng, Hòa bình và Đà lạt đều có cây lan này. Cây Podochilus cultratus là một giống cây hiếm, nhưng cây Philodota roseans là một giống mới cuả Việt nam.

Tháng 12-1997 giáo sư Averyanov lại công bố một giống lan mới lạ chưa từng thấy, cây Renanthera citrina do ông và các giáo sư Nguyễn tiến Hiệp và Dzương đức Huyến tìm được ở Cao bằng. Đây là một kỳ hoa bởi vì loại lan Renanthera, tên Việt là Huyết nhung hay Phượng vĩ thông thường hoa mầu đỏ chót. Cây lan mới này hoa mầu vàng chanh nhạt có những điểm tím, hoa nở đồng loạt nên rất ngoạn mục.

Ngày 11 tháng 1-1998 giáo sư Leonid V. Averyanov đã đến Hoa Kỳ nói chuyện về các giống lan tại Việt nam với các hôi viên của Hội Southern of California Orchid Species tại thư viện thành phố Placentia. Ông đã trình chiếu gần 200 hình ảnh những đóa hoa lan tươi đẹp của Việt nam trong đó có nhiều cây mới lạ chưa từng thấy trên thị trường hoa lan trên thế giới cũng như trong sách vở.

Trong buổi họp mặt ngày 14-1-1998 với một vài thân hữu tại tư gia của giáo sư Harold Koopowitz Giám đốc thảo mộc viện của trường đại học UCI, giáo sư Averyanov cho biết ông đã đến Việt nam rất nhiều lần và lần lâu nhất chừng 6 tháng. Ông đi nhiều nơi từ Bắc, Trung, Nam cho nên các địa danh như Lào Kay, Chapa, Tam Đảo, Cao Bằng Hoà Bình, Ninh Bình,Hà tĩnh cho đến Kontum, Pleiku, Nha trang, Dalat chẳng có gì xa lạ vói ông cả. Ông cho chúng tôi xem thêm hình ảnh một số lan mới lạ như cây Vanda bidupensis ông đã tìm tại giẫy núi Bì đúp, cây nữ hài delenatii hoa trắng môi hồng. Ông cũng tìm lại được cây Cymbidium schroederi do Micholitz tìm thấy vào năm 1903 và đưa vào thảo mộc viện Kew ở Luân Đôn năm 1905 từ đó cây này tuyệt tích tại Việt nam và đã gây ra những cuộc tranh luận về xuất xứ. Trả lời câu hỏi có người cho rằng những cây lan mọc ở tại núi, rừng Việt nam hoa to hơn và mầu sắc cũng đẹp hơn những cây được trồng tại các vườn cây ở ngoại quốc, ông cho biết ngọai trừ hai cây Pahiopedilum delenatii và cây Arachnis anamensis mầu sắc tươi đẹp hơn, nhưng tất cả các loại, hoa không thể nào lớn hơn các cây trồng ở trong nhà kính được.

Ông cũng cho biết Việt nam chúng ta có thể có trên 1000 giống lan vì trong thời gian vừa qua, còn rất nhiều nơi ông chưa đến được, nhưng đã tìm thấy chừng 50 cây lan mới lạ chưa từng được các nhà thảo mộc học trên thế giới biết đến. Ông hy vọng sẽ có cơ hội trở lại Việt nam lâu hơn và đi nhiều nơi hơn để tìm kiếm và cống hiến cho nhân lọai những bông hoa hiếm quý hiện còn ở chốn thâm sơn, cùng cốc chưa được khám phá.

Giọng nói say sưa và nhiệt thành của ông làm cho chúng tôi xúc động và cảm thấy buồn tủi vì chưa có cơ hội để thăm viếng tường tận đất nước của mình. Trong suốt 2 tuần lễ tại Hoa Kỳ, ông đã được các hội hoa lan ở khắp nơi tranh nhau mời đến nói chuyện.Nhiều hội viên kỳ cựu đã cho rằng đây là một buổi nói chuyện rất đăc sắc và hấp dẫn nhất từ trước tới nay.

Trong phạm vi hạn hẹp của bài này, chúng tôi không thể liệt kê hết tất cả loại lan của Việt nam được mà chỉ xin nhắc đến những loại đông đảo nhất:


Tên Latinh

Tên Việt Nam

Việt Nam

trên thế giới

Dendrobium

Hoàng thảo

89 giống

1000 giống

Bulbophyllum

Cầu diệp, Lọng điểm

79 giống

1200 giống

Eria

Nĩ lan

43 giống

500 giống

Liparis

Nhẵn diệp

29 giống

250 giống

Habenaria

Hà biện

25 giống

500 giống

Coelogyne

Thanh đạm

23 giống

100 giống

Cymbidium

Kiếm lan

20 giống

44 giống

Oberronia

Móng rùa

20 giống

300 giống

Paphiopedilum

Nữ hài

25 giống

60 giống

Aerides

Giáng hương

5 giống

20 giống

Renanthera

Huyết nhung

4 giống

15 giống



Hoa lan của chúng ta so với Thái Lan và Lào tuy ít hơn, nhưng có nhiều cây người ta chỉ tìm thấy ở núi rừng Việt nam mà thôi. Ngoài ra tên một vài địa danh đã được dùng để đặt tên cho các cây lan dưới đây, làm cho xứ sở của chúng ta được hãnh diện góp phần vào việc cống hiến những kỳ hoa, dị thảo cho toàn thế giới:

Arachnis anamensis

Trung phần

Anoectochilus daoensis

Tam đảo

Anoectochilus chapaensis

Chapa

Bulbophyllum bariense

Bà Rịa

Bulbophyllum dalatense

Đà lạt

Dendrobium langbianese

Langbiang

Dendrbium nhatrangense

Nha Trang

Flickingeria vietnamica v.v...





Trước đây nhật báo Người Việt có đăng tin Công ty xuất khẩu phong lan tại Sài Gòn đã bán ra trong năm 1996 khoảng 500.000 nhánh phong lan đủ các loại và thu về 728.000 mỹ kim. Công ty dự trù tăng số xuất cảng năm 1997 lên tới 1 triệu đồng. Số thương vụ này tuy chẳng lấy gì làm nhiều,song cũng là một bước đầu tốt đẹp, nếu các nhà trồng lan tại Việt Nam cấy được giống rồi xuất cảng. Hiện nay có nhiều thân nhân tại ngọai quốc đã gửi về Việt nam khá nhiều loại lan của Trung, Nam Mỹ, Úc v.v... nhưng các loại lan này tuy rất đẹp và mới lạ với người Việt nhưng đã quá tầm thường đối với các nhà sưu tập ngoại quốc. Thứ họ muốn là những cây nguyên giống của Viêt nam, mà các nhà trồng lan Việt Nam kỹ thuật còn thô sơ, lại thiếu vốn kinh doanh nên khó lòng cạnh tranh với các nhà trồng lan Thái lan, Tân gia ba, Đài loan, Hòa Lan, Pháp, Đức, Hoa Kỳ v.v... đã kỹ nghệ hóa việc trồng lan và có tiếng trên thị trường quôc tế từ nhiều năm qua.

Trong các bản công bố kể trên, các giáo sư Leonid V. Averyanov, Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc và Dzương Đức Huyến đã cho biết nạn đốt rừng làm rẫy, đốn cây lấy gỗ làm cho hàng ngàn, hàng vạn cây lan đã chết vì không nơi nương tựa hoặc phơi bầy dưới ánh mặt trời, thêm vào đó nạn vơ vét lan rừng để xuất cảng, cho nên hoa lan Việt nam có nguy cơ khó lòng tồn tại. Giaó sư Harold Koopowit trong tập san "The Orchid Advocate" tháng 3-4-1997 cũng như Hoàng Chu trong "Kiến thức ngày nay" số 196 cũng đã lên tiếng về việc đáng buồn là cây lan nữ hài Delenatii chỉ được xuất cảng theo ký lô mà thôi.

Hy vọng rằng nhà cầm quyền Việt nam sẽ có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ loài hoa hiếm quý này, đây chính là những báu vật Thượng Đế đã dành cho dân tộc chúng ta.

(www.hoalanvietnam.org)



0 nhận xét:

Đăng nhận xét | Feed

Đăng nhận xét



 

Logo

trongnghiepblog - 200x70px

Trồng Hoa Lan Copyright © 2009 REDHAT Dashboard Designed by SAER